Những ngày cuối năm đang đến gần, những đám cháy cũng liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng. Những doanh nghiệp, nhà máy, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ… với hệ thống hạ tầng, nhà xưởng đã được xây dựng một khoảng thời gian, các thiết bị điện yếu kém quá tải, các khu vực đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy không đáp ứng đủ tiêu chuẩn … mang đến những nguy cơ cháy nổ rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến con người và tài sản. Việc đảm bảo an toàn PCCC là nhiệm vụ cấp thiết, không chỉ giúp bảo vệ tài sản mà còn đảm bảo tính mạng cho nhân viên và khách hàng. Dưới đây là một số thông tin cần thiết để xây dựng một hệ thống PCCC hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.
Tại sao PCCC lại quan trọng?
Đối với doanh nghiệp hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì PCCC là vô cùng quan trọng.
Bảo vệ tài sản: Cháy nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản đặc biệt là các xưởng, nhà máy sản xuất có chứa các vật liệu dễ cháy như xưởng gỗ, giấy, nhựa … một khi cháy sẽ rất khó để kiểm soát được ngọn lửa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản vật chất của doanh nghiệp.
Bảo vệ con người: trên thực tế có rất nhiều tai nạn thương tâm do cháy nổ có thể gây ra thương tích, thậm chí là tử vong cho người lao động và khách hàng của doanh nghiệp.
Bảo vệ uy tín: Một vụ cháy nổ không chỉ làm thiệt hại về già sản và con người mà nó còn có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuân thủ pháp luật: Các quy định về PCCC đã được Nhà Nước quy định rất rõ ràng và là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Vì vậy, hãng tuân thủ các quy định PCCC đã được ban hành.
Các nguyên nhân gây cháy nổ phổ biến
Muốn thực hiện công tác PCCC cho doanh nghiệp của mình bạn cần nắm rõ các nguyên nhân cơ bản gây cháy nổ, từ đó có phương án xử lý đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các nguyên nhân cháy có bản bao gồm:
Hệ thống điện: Phần lớn nguyên nhân của các đám cháy xảy ra đều do hiện tượng “Chập điện”. Nó có thể là do hệ thống điện bị quá tải, hạ tầng xuống cấp hoặc sử dụng thiết bị điện không đúng cách.
Nguồn nhiệt: bên cạnh điện, cháy nổ ở các nhà xưởng, doanh nghiệp còn do các thiết bị sinh nhiệt ví dụ như: tia lửa hàn, mài, cắt, bếp nấu, động cơ quá nhiệt.
Chất dễ cháy: Tại các doanh nghiệp có các chất dễ cháy như kho chứa xăng dầu, hóa chất, vật liệu dễ cháy… để phục vụ sản xuất luôn tồn tại nguy cơ cháy nổ cao và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Hút thuốc lá: Tàn thuốc lá tuy khô và bé nhỏ nhưng nguy cơ rất cao khi bỏ tàn thuốc không đúng nơi quy định.
Bất cẩn do con người: có rất nhiều nhưng nguyên nhân bất cẩn quên ngắt thiết bị điện, để thiết bị không đúng nơi quy định … dù vô tình hay cố ý đều gây ra hậu quả rất lớn khi xảy ra cháy nổ.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả hiện nay
Có rất nhiều các giải pháp PCCC được đưa ra và ứng dụng ngoài thực tế nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và hậu quả cháy nổ đáng tiếc. Tuy nhiên, các giải pháp đều tuân theo những quy định chung như sau:
Xây dựng hệ thống cảnh báo: Cài đặt chuông báo cháy, đèn báo hiệu, hệ thống báo cháy tự động. Thậm chí có những doanh nghiệp có thể trang bị luôn các giải pháp cảnh báo cháy sớm ngăn chặn nguy cơ cháy nổ sớm một cách rất hiệu quả.
Trang bị phương tiện chữa cháy: Bình chữa cháy, vòi phun, hệ thống chữa cháy tự động… theo đúng quy chuẩn của Nhà Nước.
Lập kế hoạch thoát hiểm: Tại các doanh nghiệp, cần xây dựng và xác định các lối thoát hiểm rõ ràng và tổ chức diễn tập thường xuyên sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.
Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC: Đã có trường hợp cháy nổ xảy ra nhưng các tín hiệu cảnh báo cháy không hoạt động khiến công tác xử lý sự cố cháy không kịp thời. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị PCCC để đảm bảo chúng hoạt động tốt.
Tuyên truyền, giáo dục: cháy nổ dù cho khách quan hay do con người thì vấn đề nâng cao ý thức con người luôn là yếu tố tiên quyết đảm bảo công tác PCCC được an toàn và hiệu quả. Cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, huấn luyện cho người lao động về kiến thức PCCC.
Nội quy PCCC trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cần có một nội quy PCCC cụ thể, bao gồm các quy định về:
Quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt: Cấm hút thuốc ở những nơi cấm, kiểm soát việc sử dụng các thiết bị tỏa nhiệt.
Quản lý chất dễ cháy, nổ: Bảo quản chất dễ cháy, nổ ở nơi quy định, có biển báo rõ ràng.
Sử dụng điện: Kiểm tra hệ thống điện thường xuyên, không tự ý sửa chữa hệ thống điện.
Thực hiện các biện pháp PCCC: Mọi người lao động phải tuân thủ các quy định về PCCC.
Những việc cần làm khi xảy ra cháy
Báo cháy: Thông báo cho mọi người xung quanh và gọi lực lượng PCCC.
Thoát hiểm: Sử dụng các lối thoát hiểm đã được quy định, không sử dụng thang máy.
Chữa cháy: Nếu có thể, sử dụng các phương tiện chữa cháy để dập tắt đám cháy nhỏ.
Lưu ý: Khi xảy ra cháy, việc đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh là ưu tiên hàng đầu.
Để có một hệ thống PCCC hiệu quả, doanh nghiệp cần:
Đầu tư đúng mức: Đầu tư vào các thiết bị PCCC chất lượng, xây dựng hệ thống PCCC hoàn chỉnh.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc: Ban hành và thực hiện nghiêm túc các quy định về PCCC.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống PCCC và kịp thời điều chỉnh.
Trên đây là một số cẩm nang giúp bạn nâng cao hiệu quả trong công tác PCCC cho doanh nghiệp của mình. Chúng tôi hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.